Ban là gì? Vì sao bị ban? Và các cách chống ban cho Nintendo Switch

Tiếp tục với series Switch hắc thì có 1 trong những câu hỏi mà rất nhiều anh em hỏi mình là làm sao để tránh bị ban khi sử dụng máy hắc, làm sao để chặn server Nintendo? Vậy nên trong bài viết này, chúng ta cùng bàn về vấn đề quan trọng này nhé. Ban là gì? vì sao bị ban, cách chống ban… mình sẽ giải đáp tất cả cho anh em!

Ban là gì? Khi nào Nintendo Switch của bạn bị ban?

Thuật ngữ “máy bị ban” (Banned) có nghĩa là máy bị khóa chức năng nào đó tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy theo hành vi của người sử dụng ảnh hưởng nhẹ hay nghiêm trọng. Đối với máy Switch, trường hợp phổ biến nhất chính là bị Ban Online vĩnh viễn. Tức là máy Switch của bạn sẽ không bao giờ truy cập vào các nội dung trực tuyến được nữa, ví dụ như không thể chơi game online, không thể truy cập kho ứng dụng eShop… Bạn vẫn có thể chơi game offline, chơi bằng game card hay update Firmware được.

Dựa vào mã lỗi ở hình ảnh phía trên, nếu bạn tìm thông tin trên trang hỗ trợ của Nintendo, sẽ dẫn đến một bản các điều khoản khá dài, và họ không bao giờ cho chúng ta biết chính xác hành vi vi phạm của bạn là gì.

Thế nhưng hầu như máy Nintendo Switch bị ban đều thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Mua và sử dụng game lậu để chơi
  • Sử dụng máy hắc (bao gồm hắc phần cứng hoặc phần mềm)
  • Sử dụng mã Code có được từ những hành vi gian lận mà có
  • Sử dụng tài khoản, thẻ tín dụng đánh cắp của người khác
  • Lừa đảo trong game, spam thư rác…

Làm gì khi Nintendo Switch của bạn bị ban?

Ok sau khi hiểu được ban là gì, lý do vì sao máy Nintendo Switch của mình bị ban thì giờ chúng ta phải làm gì đây?
Nếu anh em rơi vào trường hợp lỗi 2124-4517 bị ban tạm thời thì phải chờ cho đến khi Nintendo dỡ bỏ lệnh cấm, thông thường sẽ mất 24 giờ hoặc tối đa một tuần.

Trường hợp còn lại, nếu bị ban vĩnh viễn thì rất tiếc là không có cách nào để khắc phục cả. Tuy nhiên thì bị ban vĩnh viễn không đồng nghĩa với việc máy Switch của bạn trở thành “cục gạch”. Bạn vẫn có thể trải nghiệm game offline, chơi local với bạn bè ở cùng nơi, hoặc mua game card để sử dụng. Và nên nhớ rằng, trường hợp bị cấm vĩnh viễn thường sẽ áp dụng trên phần cứng, tức là máy Nintendo Switch vi phạm. Nên việc tạo tài khoản hoặc user khác cũng không thay đổi được gì cả.

Mặt khác, nếu cho rằng quyết định của Nintendo là nhầm lẫn thì bạn có thể kháng cáo hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin bằng cách liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của hãng.

Quay trở lại với câu chuyện anh em sử dụng máy hắc ám thì nếu ăn ban, thì chỉ có ban online vĩnh viễn, nên việc chúng ta làm chỉ có thể là tránh việc truy quét của Nintendo mà thôi, nghĩa là chúng ta phải làm cho máy Switch ấy ấy của mình ẩn thân chi thuật.

Cách chống ban cho Nintendo Switch hắc ám

Để tránh việc truy quét của Nintendo và cơ chế của hệ điều hành Horizon mặc định trên Switch thì máy của anh em phải có đủ 4 yếu tố sau:

EmuNAND

Đầu tiên là EmuNAND, máy phải có tạo EmuNAND nha, để bất kỳ hành động nào trên đó đều sẽ độc lập với SysNAND. Nó giống như là 1 máy Switch khác nằm trên thẻ nhớ của anh em vậy đó.

Exosphere.ini

Thứ hai là phải có file Exosphere.ini trong thư mục gốc của thẻ nhớ, nếu anh em nào cài gói kefir mình hay hd thì sẽ có sẵn hết rồi ko cần làm gì thêm.

Còn anh em nào mới thì tạo 1 file Exosphere.ini ở ngoài máy tính xong paste nội dung này vào:

[exosphere]
debugmode=1
debugmode_user=0
disable_user_exception_handlers=0
enable_user_pmu_access=0
blank_prodinfo_sysmmc=0
blank_prodinfo_emummc=1
allow_writing_to_cal_sysmmc=0
log_port=0
log_baud_rate=115200
log_inverted=0


Lưu lại xong chép vào thư mục gốc của thẻ nhớ là được.

DNS MITM

Thứ ba là anh em phải có DNS MITM, tức là file chặn server của Nintendo, để khi chúng ta lỡ bấm nhầm chơi online hay bấm nhầm vào eshop thì sẽ ko gửi kết nối đến server Nintendo được.

Thì ở đây có 2 cách:

Cách 1 là anh em tạo 1 file text trên máy tính đặt tên là default.txt. Vào thêm nội dung này:

# Block Nintendo Servers
127.0.0.1 nintendo.
127.0.0.1 *nintendo-europe.com
127.0.0.1 *nintendoswitch.*
95.216.149.205 *conntest.nintendowifi.net
95.216.149.205 *ctest.cdn.nintendo.net

Tạo file xong chúng ta copy vào thư mục /atmosphere/hosts/ trên thẻ nhớ. Để đơn giản thì mình có lưu ra google drive anh em tải về chép vào thư mục gốc thẻ nhớ cho nhanh. Link tải ở đây.

Cách 2 là anh em cài app 90DNS. Anh em nhấp vào link này tải về giải nén vào chép vào mục /switch trên thẻ nhớ. Anh em cài xong vào Homebrew, chọn 90DNS setter: bấm X để block, xong bấm Y để restart lại máy. Sau đó thử test lại bằng app 90DNS test.

Mình khuyên anh em nên dùng cách 1 hơn nhé!

Incognito

thứ tư cuối cùng chính là đưa máy vào chế độ ẩn danh Incognito. Cách làm như sau:

Anh em vào Tinfoil > Incognito > bấm Y vào dòng serial > đặt mật khẩu nào mà anh em dễ nhớ, hoặc để trống luôn cũng đc, xong là nó báo 1 thông báo:


Xong, anh em restart lại máy, vào setting > system > serial > sẽ thấy số seri number đã trở thành dạng XAW00000000000

Ngoài 4 cách mình đã hướng dẫn ở trên thì anh em nên lưu ý một số điều sau liên quan đến thói quen sử dụng:

  • Nhớ bật Airplane mode (chế độ máy bay) khi không tải game, không cần sử dụng mạng.
  • Không được chơi online khi đang ở chế độ hắc
  • Không bấm vào eShop, Nintendo Switch Online, News

Lời kết

Nhưng mà tất nhiên là ko có cách nào tuyệt đối cả nha, nên là khi sử dụng, anh em cũng cần phải để ý một chút. Càng kỹ thì rủi ro bị ban sẽ càng thấp.
Và đó là toàn tập về ban và cách chống ban cho máy Switch hắc, chúc anh em thành công. Nếu có thắc mắc gì thì cứ comment bên dưới hoặc liên hệ mình qua các kênh sau:

One thought on “Ban là gì? Vì sao bị ban? Và các cách chống ban cho Nintendo Switch

  1. Pingback: Hướng dẫn sử dụng cơ bản Nintendo Switch "hắc" - Học Viện Gaming

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *